TRUNG TÂM Y TẾ NINH PHƯỚC Địa chỉ: Khu phố 6, thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận

Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu nhân lực các phòng chức năng

Quyết định số 94/QĐ-TTY7T ngày 7/4/2023 của Trung tâm y tế Ninh Phước về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nhân lực Khoa, phòng, trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước


PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
 

I. Chức năng:

          Phòng Tổ chức - Hành chính là Phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ và bảo vệ chính trị nội bộ. 
II. Nhiệm vụ
          1. Tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác thuộc chức năng tham mưu của phòng.
        2. Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Ninh Phước.
        3. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác sắp xếp, bố trí nhân sự của các khoa, phòng, trạm y tế. Xây dựng kế hoạch biên chế, tiền lương, công tác tuyển dụng, quản lý viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
         4. Chủ trì xây dựng trình Giám đốc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các khoa, phòng, trạm y tế theo quy định.
         5. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định và phân cấp quản lý của đơn vị.
         6. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với  viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan; công tác tiền lương, nâng bậc lương, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu, thôi việc cho  viên chức và người lao động.
         7. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức và người lao động.
         8. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ của cơ quan theo quy định; thực hiện công tác quốc phòng an ninh; huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ và khám sức khỏe định kỳ cho viên chức và người lao động.
         9. Tham mưu cho Giám đốc trong việc nhận xét, đánh giá viên chức và người lao động; kê khai tài sản, công khai tài sản hàng năm.
         10. Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bao gồm:
         a) Tiếp nhận, xử lý và phát hành các văn bản đi, đến và quản lý con dấu;
        b) Sao y bản chính, sao lục, phôtô văn bản, tài liệu phục vụ công tác của lãnh đạo và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, Trạm y tế thuộc đơn vị.
          11. Thực hiện công tác hành chính, quản trị của cơ quan, bao gồm:
        a) Thực hiện công tác lễ tân của các cuộc họp, hội nghị của đơn vị, bao gồm: mời họp, bố trí phòng họp, hướng dẫn nghi thức, thể thức trong việc đón tiếp khách, phục vụ tiếp khách.
        b) Quản lý tài sản, khai thác sử dụng và bảo trì, sửa chữa trụ sở làm việc, nhà trạm, các công trình, hạng mục công trình xây dựng và các phương tiện vận chuyển cấp cứu của đơn vị; Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của đơn vị về tăng cường tiết kiệm, tránh lãng phí điện, nước, vật tư văn phòng.
        c) Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo các nội dung liên quan đến các trang thiết bị văn phòng; hệ thống điện, nước của đơn vị.
         d) Phối hợp thực hiện công tác đầu tư; mua sắm tài sản, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của đơn vị.
         e) Chủ trì xây dựng các nội quy, quy chế liên quan đến hoạt động nội bộ của đơn vị.
        12.Tham gia Hội đồng (tổ) đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước.
         13. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định.
         14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
         III. Cơ cấu nhân lực:
         Biên chế của Phòng Tổ chức - Hành chính gồm có 01 Trưởng phòng,  01 Phó Trưởng phòng, 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

PHÒNG KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ


I. Chức năng:
 Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ là phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Ban Giám đốc Trung tâm xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của toàn đơn vị. Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệm vụ chuyên môn của đơn vị theo kế hoạch được duyệt.  Đôn đốc và kiểm tra các khoa, phòng chuyên môn, trạm y tế xã – thị trấn thực hiện Quy chế bệnh viện, quy chế chuyên môn và các quy định pháp luật về Dự phòng, Dân số, Khám chữa bệnh hiện hành; Triển khai thực hiện công tác xã hội tại đơn vị.
Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng Đề án, kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ Y tế. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện và theo dõi, giám sát, tổng kết hoạt động cải tiến chất lượng toàn đơn vị.
 II. Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị và triển khai hướng dẫn các khoa, phòng, trạm y tế lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của đơn vị.
- Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế Bệnh viện để báo cáo giám đốc xem xét, chỉ đạo.
-Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong đơn vị và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.
-Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn đơn vị.
-Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng, trạm y tế, giữa đơn vị với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh, dự phòng, dân số của đơn vị.
- Phối hợp với khoa, phòng để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới (Đề án 1816)
-Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của đơn vị và quy định của Nhà nước.
- Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tổ chức công tác thường trực toàn đơn vị.
- Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của đơn vị để trình giám đốc xét duyệt và trình Sở Y tế phê duyệt triển khai các kỹ thuật mới toàn đơn vị.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.
- Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và tổ chức thực hiện.
2. Nhiệm vụ công tác cải tiến chất lượng.
- Đầu mối xây dựng Đề án, kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ Y tế theo giai đoạn, hàng năm.
- Đầu mối xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ cải tiến chất lượng như 5S, sai sót chuyên môn…
-Tổ chức triển khai thực hiện các lĩnh vực của phòng và theo dõi, giám sát, tổng kết hoạt động cải tiến chất lượng toàn đơn vị.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực phòng quản lý.
- Thực hiện phối hợp với các khoa, phòng, trạm y tế trong công tác bảo vệ môi trường Sáng, xanh, sạch, đẹp
-Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị được cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của đơn vị về tăng cường tiết kiệm, tránh lãng phí vật tư văn phòng. Phân công cán bộ mở sổ theo dõi tài sản. Phối hợp với phòng Tài chính - kế toán kiểm kê tài sản của phòng hàng năm theo quy định. Báo cáo mọi mặt hoạt động theo quy định của Đơn vị.
3. Nhiệm vụ công tác quản lý, hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Xây dựng kế hoạch trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện về ứng dụng công nghệ thông tin toàn đơn vị.
- Trên cơ sở kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được phê duyệt, phòng chủ động đề xuất với Ban giám đốc mua sắm lắp đặt bổ sung, mở sổ quản lý theo dõi hoạt động hạ tầng CNTT, thực hiện  sửa chữa, thay thế các thiết bị đường truyền mạng, máy vi tính, máy in, wifi…trong toàn đơn vị đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Hỗ trợ các khoa, phòng sửa chữa khắc phục lỗi phần mềm quản lý khám chữa bệnh và các phần mềm có liên quan khác…đảm bảo thông suốt hoạt động đơn vị.
- Thực hiện đẩy dữ liệu khám chữa bệnh lên cổng thông tin thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định và chịu trách nhiệm phối hợp với các khoa phòng trong tra soát thông tin liên quan đến giám định, thanh toán BHYT.
- Tổng hợp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của đơn vị có liên quan đến dữ liệu trên phần mềm QLBV khi được phân công nhiệm vụ.
- Thực hiện quản lý người làm việc tại phòng về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao
4. Nhiệm vụ công tác xã hội:
- Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh: Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh. Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ kịp thời, phù hợp.
- Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bệnh, người nhà bệnh nhân.
- Vận động tài trợ, hỗ trợ nhân viên y tế và đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ và đào tạo nhân viên y tế về công tác xã hội
5. Nhiệm vụ công tác khác:
-Tham gia Hội đồng (tổ) đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước.
- Tham gia Hội đồng thuốc điều trị.
- Tham gia Hội đồng khoa học kỹ thuật.
- Phân công lịch trực chuyên môn, dịch, thiên tai thảm họa … toàn bệnh viện
      - Lập và quản lý sổ theo dõi người đến mượn hồ sơ bệnh án và lưu trữ các giấy đề nghị.
III. Cơ cấu nhân lực:
    Biên chế của Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ gồm có 01 Trưởng phòng,  01 Phó Trưởng phòng, 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN


I. Chức năng:
      Phòng Tài chính kế toán là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán trong đơn vị. Quản lý toàn bộ nguồn thu – chi tài chính theo đúng pháp luật hiện hành. Quản lý các quỹ tiền mặt, gửi ngân hàng kho bạc. Quản lý cơ sở vật chất bằng nghiệp vụ tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Kiểm soát việc mua sắm, sữa chữa, xây dựng.
 Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính hằng năm của đơn vị.
Tham mưu và giúp Ban giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công tác tài chính kế toán của đơn vị.
        II. Nhiệm vụ

       1. Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của đơn vị lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của đơn vị và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
     2. Theo định hướng hạch toán kinh tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
     3. Căn cứ vào ngân sách và các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của đơn vị.
     4. Tổ chức công tác kế  toán trong đơn vị theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời.
      5. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của đơn vị;  Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.
      6. Tổ chức bảo lưu lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
      7. Tổng hợp hình thành, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của đơn vị đối với nghiệp vụ kế toán.
      8. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên của phòng.
      -Tham gia Hội đồng (tổ) đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước.
      - Tham gia Hội đồng thuốc điều trị.
       - Tham gia Hội đồng khoa học kỹ thuật.

III. Cơ cấu nhân lực:
       Biên chế của Phòng Tài chính - Kế toán gồm có 01 Trưởng phòng,  01 Phó Trưởng phòng, 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

a

PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG – KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN


I. Chức năng:
Phòng Điều dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn là phòng chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, điều hành, giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
Tham mưu và giúp Ban giám đốc trong việc quản lý, giám sát hoạt động môi trường bệnh viện và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến môi trường của đơn vị.
II. Nhiệm vụ
I. Công tác điều dưỡng
1. Lập kế hoạch công tác chăm sóc của điều dưỡng trong toàn đơn vị để trình Giám đốc phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định.
3. Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của đơn vị để trình Giám đốc phê duyệt.
4. Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn.
5. Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
6. Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính trong việc bố trí và điều động điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công.
8. Phối hợp với phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ (Bộ phận Chỉ đạo tuyến) thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên,  hộ lý và y công.
9. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến về công tác điều dưỡng.
10. Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong đơn vị.
11. Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh tay tại các khoa/phòng.
12. Tổng hợp báo cáo khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội và ngoại trú.
13. Tham gia Hội đồng thuốc điều trị.
II. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
 3. Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng, trạm y tế liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
4. Kiểm tra, đôn đốc VC-NLĐ, người bệnh, người nhà bệnh nhân và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, môi trường trong công tác khám, chữa bệnh.
5. Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
6. Quản lý, giám sátthực hiện các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
7. Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
8. Tham gia cùng khoa Cận lâm sàng - Dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
9. Phối hợp với Khoa Dược-TTB-VTYT tiến hành hủy thuốc thường,VTYT, hóa chất hết hạn sử dụng của đơn vị theo kế hoạch định kỳ hàng năm.
10. Phối hợp với các khoa, phòng, trạm y tế, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, môi trường.
11. Tổng hợp, báo cáo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, môi trường cho cấp trên theo quy định.
12. Kiểm tra, giám sát công tác Xanh- Sạch – Đẹp tại bệnh viện; Bảo đảm vệ sinh bệnh viện sạch đẹp.
13. Quản lý, giám sát công tác vận hành, thu gom và xử lý chất thải chuyên môn theo đúng quy chế xử lý chất thải bệnh viện; Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng
14. Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố trong quản lý chất thải y tế tại bệnh viện.
15. Tổ chức thực hiện, giám sát và xây dựng các văn bản hướng dẫn để mọi viên chức thực hiện xử lý chất thải theo quy định.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân công.
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Phòng Điều dưỡng – Kiểm soát nhiễm khuẩn gồm có 01 Trưởng phòng,  01 Phó Trưởng phòng, 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

PHÒNG DÂN SỐ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE – AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG


I. Chức năng:
Là phòng chuyên môn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Trung tâm Y tế. Có chức năng tham mưu cho Giám đốc, cấp trên trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch về Dân số và phát triển trên địa bàn cấp huyện.
Tham mưu thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; Tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.
Triển khai thực hiện một số nội dung của dự án về an toàn thực phẩm thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế các dự án về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp;
II. Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ công tác Dân số truyền thông – giáo dục sức khỏe:
1.1 Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Y tế tham mưu, Ban Chỉ đạo cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch về công tác Dân số và phát triển giai đoạn, hàng năm theo chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, của Sở Y tế và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
1.2. Tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Y tế ban hành các văn bản triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, truyền thông giáo dục về dân số và phát triển trên địa bàn.
1.3. Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các chính sách về dân số và phát triển đến các tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn.
1.4. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động về Dân số và phát triển được triển khai tại địa phương; phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật cung cấp dịch vụ về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
1.5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ dân số xã và cộng tác viên thôn, bản, khu phố.
1.6. Triển khai thực hiện các dự án Dân số và phát triển trên địa bàn, khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.7. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo chuyên ngành dân số trên địa bàn huyện; hỗ trợ vận hành kho dữ liệu điện tử về dân số - KHHGĐ tại các Trạm Y tế, các biểu mẫu, số, phiếu của cộng tác viên thôn, bản, khu phố theo quy định.
1.8. Thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về y tế và kết quả hoạt động công tác y tế ở địa phương;
1.9. Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về: phòng, chống bệnh, dịch; khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; phòng, chống HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe sinh sản; an toàn thực phẩm; phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; bảo hiểm y tế và các dịch vụ y tế cung cấp trên địa bàn;
1.10. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các Trạm y tế xã, thị trấn và các đơn vị y tế trên địa bàn huyện tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe.
1.11. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nhiệm vụ về An toàn thực phẩm – Dinh dưỡng:

2.1. Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức.
2.2. Giám sát việc thực hiện các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn;
2.3. Thực hiện kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định;
2.4. Phối hợp thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.
2.5. Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn;
2.6. Kiểm tra, giám sát bếp ăn tập thể trong việc thực hiện phục vụ ăn uống cho người bệnh, chế độ phục vụ ăn uống cho người bệnh phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống theo bệnh lý
2.7. Cơ sở của bếp ăn được xây dựng theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, thuận tiện cho việc phục vụ người bệnh
2.8. Công tác dinh dưỡng tiết chế căn cứ theo Thông tư 08/2011/ TT-BYT Ngày 26/1-2011
2.9. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về các chế độ dinh dưỡng. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
2.10. Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh; biện pháp xử lý các chất thải trên địa bàn huyện;
2.11. Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động điều kiện vệ sinh trường học; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện;
2.12. Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
2.13. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
2.14. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
2.15. Thực hiện quy chế bệnh viện, quy chế công tác tổ dinh dưỡng, quy chế xử lý chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
3. Cơ cấu nhân lực
          Biên chế của Phòng Phòng Dân số truyền thông giáo dục sức khỏe – An toàn thực phẩm - Dinh dưỡng gồm có 01 Trưởng phòng,  01 Phó Trưởng phòng, 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT – HIV/AIDS



I. Chức năng:
Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV/AIDS là khoa chuyên môn về y tế dự phòng trực thuộc Trung tâm Y tế chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc; chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc Trung tâm Y tế về các công việc liên quan về kiểm soát dịch bệnh và hệ thống y tế công cộng trong toàn huyện.
 II. Nhiệm vụ

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Sở Y tế và UBND huyện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội; kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an toàn sinh học; phòng chống tai nạn thương tích; các hoạt động nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với các trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn.
4. Điều tra định kỳ tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh xã hội, HIV/AIDS tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng trên địa bàn;
5. Quản lý các ổ dịch cũ, phát hiện kịp thời ổ dịch mới; tiến hành các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật để ngăn chặn dịch phát sinh, lây lan;
6. Tổng hợp số liệu, lập bản đồ, biểu đồ các loại bệnh dịch, bệnh xã hội, HIV/AIDS tại địa phương;
7. Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
8. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh, Trung ương trên địa bàn;
9. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
10. Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu y tế quốc gia về y tế dự phòng trên địa bàn huyện khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
11. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm.
12. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn.
13. Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động điều kiện vệ sinh trường học; tổng hợp, theo dõi,đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
14. Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
15. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
16. Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về sức khoẻ môi trường, lao động, trường học, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn. Tham mưu chỉ đạo, triển khai các chương trình, dự án: Quân dân Y kết hợp; thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã.
17. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
18. Tham gia công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
19. Tham gia Hội đồng Khoa học, Kỹ thuật của đơn vị.
20. Thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh lao phổi, nhiễm HIV/AIDS, bệnh da liễu và bệnh lây truyền; tái thích ứng xã hội cho người bệnh tâm thần tại khoa và hướng dẫn cho người bệnh hòa nhập cộng đồng, phục hồi chức năng thần kinh theo đúng quy định.
21. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa
22. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
23. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác của các chương trình; báo cáo giám đốc những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.
24. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
III. Cơ cấu nhân lực
          Biên chế của Khoa Kiểm soát bệnh tật – HIV/AIDS gồm có 01 Trưởng khoa01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 10 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA CẤP CỨU – HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC



I. Chức năng:
Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc khoa lâm sàng trực thuộc Trung tâm Y tế Ninh Phước, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, có chức năng tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện; điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe dọa cần phải hỗ trợ.
II. Nhiệm vụ
          1. Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép;
2. Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.
3. Tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật về hồi sức như: chọc catheter tĩnh mạch trung ương, mở khí quản cấp cứu, thở máy, lọc máu, thận nhân tạo......
4. Các khoa trong bệnh viện phải sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đã ổn định do khoa hồi sức cấp cứu chuyển đến.
5. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa hồi sức cấp cứu. 
6. Bố trí nhân lực và thiết bị y tế hợp lý, đảm bảo công tác thường trực sẵn sàng cấp cứu liên tục 24 giờ.
7. Thăm khám, làm hồ sơ bệnh án, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán xác định, có hướng xử lý kịp thời. 
8. Thực hiện chế độ hội chẩn theo quy định, tránh mọi trường hợp theo dõi người bệnh cấp cứu quá 6 giờ mà chưa có hướng điều trị. 
9. Thực hiện thủ thuật theo quy định kỹ thuật bệnh viện. Bố trí buồng bệnh hợp lý. 
10. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết đầy đủ.
11. Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt.
12. Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.
13. Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.
14. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao 
15. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.
16. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
17. Quản lý buồng bệnh và kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
18. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
19. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
20. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
21. Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
22. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa; Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa
23. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
24. Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị.
25. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị.
III. Cơ cấu nhân lực
          Biên chế của Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc gồm có 01 Trưởng khoa01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 06 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA NGOẠI TỔNG HỢP


I. Chức năng:
Khoa Ngoại tổng hợp là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn điều trị nội trú và ngoại trú các bệnh lý ngoại khoa thuộc chuyên ngành Ngoại tổng quát, đặc biệt là thực hiện thủ thuật, phẩu thuật ruột thừa, mổ bắt con, bệnh lý gan-mật-tụy, bệnh lý hậu môn-trực tràng, chấn thương kỹ thuật về ngoại khoa và phẫu thuật, gây mê hồi sức.
 II. Nhiệm vụ
1. Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và chuyển người bệnh lên tuyến trên sau khi đánh giá và hội chẩn với Ban giám đốc hoặc nhập khoa điều trị khi điều kiện bệnh nhân cho phép;
2. Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới.
3. Tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật về hồi sức như: chọc catheter tĩnh mạch trung ương, mở khí quản cấp cứu, thở máy, lọc máu, thận nhân tạo......
  4. Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật và quy chế công tác đối với khoa ngoại theo Quy chế Trung tâm của Bộ Y tế quy định.
5. Thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn và các quy định khác mà Bộ Y tế ban hành.
6. Thăm khám, làm hồ sơ bệnh án, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có chẩn đoán xác định, có hướng xử lý kịp thời.
7. Thực hiện chế độ hội chẩn theo quy định.
8. Thực hiện thủ thuật, phẫu thuật theo quy định kỹ thuật đơn vị. Bố trí buồng bệnh hợp lý.
9. Theo dõi và điều trị người bệnh trước và sau khi phẫu thuật để xử lý kịp thời. Hướng dẫn người bệnh luyện tập phục hồi sau khi vết phẫu thuật đã ổn định.
10. Căn cứ kế hoạch hoạt động của đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm của khoa.
11. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
   12. Tham gia Nghiên cứu khoa học: Hàng năm có các đề tài nghiên cứu khoa học mới, phục vụ cho các bước tiến về kỹ thuật lâm sàng ứng dụng tại khoa.
   13. Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa để đảm bảo an toàn phẫu thuật.
14. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.
15. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
16. Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
18. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
19. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
20. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
21. Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
22. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa; Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa
23. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
  24. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
25.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
  26. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
III. Cơ cấu nhân lực
          Biên chế của Khoa Ngoại tổng hợp gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 06 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA NỘI TỔNG HỢP


I. Chức năng:
Khoa Nội tổng hợp là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khám, điều trị, chăm sóc nội trú các bệnh lý chuyên khoa Nội như: Hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, huyết học lâm sàng, thận – tiết niệu …
         II. Nhiệm vụ
1Thực hiện tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh do các khoa Khám bệnh, Cấp cứu chuyển đến để điều trị bệnh nội trú về chuyên khoa Nội. Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thủ thuật cấp cứu, điều trị, chăm sóc toàn diện trong phạm vi được phê duyệt. Thực hiện hội chẩn chuyển khoa, chuyển tuyến đúng các quy định của Quy chế bệnh viện và các quy định hiện hành.
2. Thực hiện đào tạo liên tục cho nhân viên trong khoa và nhân viên các Trạm Y tế  khi được giao nhiệm vụ để nâng cao năng lực chuyên môn. Nhận xét, xác nhận quá trình thực tập cho người được hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh.
3. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa Nội khoa. Tham gia với các trạm y tế triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
4. Thực hiện phối hợp với các khoa, phòng trong công tác phòng bệnh, phòng dịch, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường Sáng, xanh, sạch, đẹp.
5. Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang  thiết bị được cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung tâm về thu viện phí và các dịch vụ khác đối với người bệnh điều trị tại khoa. Tăng cường tiết kiệm, tránh lãng phí tạo thêm nguồn kinh phí cho Trung tâm từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, dịch vụ tự nguyện, theo yêu cầu của người bệnh. Báo cáo mọi mặt hoạt động theo quy định của Trung tâm.
6. Thực hiện quản lý người làm việc tại khoa về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.
7. Thực hiện điều trị và quản lý các bệnh chuyên khoa nội tổng quát:
  - Bệnh lý tim mạch;
-  Bệnh lý hô hấp
-  Bệnh lý gan mật;
-  Bệnh lý thận, nội tiết;
-  Bệnh lý thần kinh.
-  Bệnh huyết học;
-  Bệnh cơ xương khớp.
-  Chăm sóc giảm nhẹ, nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng những bệnh nhân lớn tuổi, suy kiệt, K giai đoạn cuối
8. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.
9. Thăm khám bệnh nhân nội trú tại khoa; Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh; Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.
10. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
11. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
12. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
13. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
14. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
15. Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
16. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
 17. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
18.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
19. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
III. Cơ cấu nhân lực
          Biên chế của Khoa Nội tổng hợp gồm có 01 Trưởng khoa01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN – PHỤ SẢN


I. Chức năng:
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Phụ sản là khoa chuyên môn kết hợp với chương trình y tế dự phòng chăm sóc sức khỏe sinh sản trực thuộc Trung tâm Y tế huyện, có chức năng khám, điều trị bệnh chuyên khoa sản - phụ khoa, cung cấp dịch vụ về sản phụ khoa và giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế theo quy định của pháp luật.
          II. Nhiệm vụ
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa phụ sản.
2. Đỡ đẻ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa.
3. Tham gia thực hiện các kỹ thuật về kế hoạch hóa gia đình tại khoa và tại cộng đồng. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản.
4. Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về: Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; chăm sóc sức khoẻ sinh sản người cao tuổi; kế hoạch hoá gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên; dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị sớm ung thư đường sinh sản; chăm sóc sức khoẻ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng.
5. Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và giám sát và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật đối với y tế tuyến xã thực hiện theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh tại khoa và tại cộng đồng.
6. Quản lý các chỉ số về chăm sóc sức khỏe sinh sản và đánh giá thực trạng sức khỏe sinh sản trong huyện.
7. Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn.
8. Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế và tình hình thực tế của huyện trình Giám đốc phê duyệt; Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa quý, năm.
9. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
10Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang  thiết bị được cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung tâm về thu viện phí và các dịch vụ khác đối với người bệnh điều trị tại khoa. Tăng cường tiết kiệm, tránh lãng phí tạo thêm nguồn kinh phí cho Trung tâm từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, dịch vụ tự nguyện, theo yêu cầu của người bệnh. Báo cáo mọi mặt hoạt động theo quy định của Trung tâm.
11. Thực hiện quản lý người làm việc tại khoa về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Giám sát các nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo các quy định của Trung tâm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự của khoa và toàn Trung tâm.
12. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
13. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
14. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
15. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
16. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
17. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.
18. Quản lý buồng bệnh và phối hợp kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
19. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
20. Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện.
21. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
22.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
23. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
24. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
III. Cơ cấu nhân lực
          Biên chế của Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản – phụ sản gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 01 Hộ sinh trưởng khoa và 09 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA KHÁM BỆNH


I. Chức năng:
Khoa Khám bệnh là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế Ninh Phước, có chức năng tiếp đón, khám chữa bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân vào điều trị nội trú; Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người bệnh.
          II. Nhiệm vụ
1.Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến khám và cấp cứu.
2. Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
3. Tổ chức khám sức khoẻ định kì, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật.
4.Tổ chức dây chuyền khám sức khoẻ theo nhiệm vụ được giao.
5. Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có quy trình khám bệnh rõ ràng, dễ thấy, dễ hiểu, có đội ngủ nhân viên tiếp đón chuyên nghiệp.
4. Công tác phòng chống dịch bệnh: Tổ chức và khám phân loại bệnh kịp thời khi có các dịch bệnh xảy ra, như bố trí bác sỹ chuyên khoa hoặc có kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch như có khu cách ly bệnh truyền nhiễm. Báo cáo dịch kịp thời khi có dịch xảy ra.
5. Quản lý  tốt nguồn quỹ BHYT tránh bị lãng phí thất thoát cho đơn vị.
6. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
7. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
8. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
9. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
10. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
11. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
12. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa.
13. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
14.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
15. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
16. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Khoa Khám bệnh  gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 06 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA TRUYỀN NHIỄM


I. Chức năng:
Khoa Truyền nhiễm là khoa chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế huyện Ninh Phước, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế có chức năng tiếp nhận người bệnh được chuyển đến từ khoa Khám bệnh và khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc để bệnh nội  trú v các bệnh lý truyền nhiễm: nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, sốt rét, uốn ván, thương hàn, nhiễm HIV...tham mưu cho Giám đốc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, khám chữa bệnh.
 Phối hợp các khoa lâm sàng, cận lâm sàng trong việc chẩn đoán và điều trị.
Phối hợp khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV để chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện Ninh Phước.
2. Nhiệm vụ:
1.Tổ chức tiếp đón người bệnh đến điều trị: chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Ngoài số giường trực tiếp điều trị, trưởng khoa phải có kế hoạch thăm khám, hội chẩn tất cả người bệnh trong khoa, đặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng để chỉ đạo các bác sĩ điều trị xử lý kịp thời những tình huống bất thường.
2. Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lý theo từng nhóm bệnh, đường lây để đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm chéo bệnh tật.
3. Theo dõi sát và nắm chắc diễn biến bệnh lý của người bệnh trong khoa.
4. Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện. Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện, xin ý kiến giải quyết.
5. Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.
6. Tổ chức cách ly, khám và điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm.
7. Tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh theo sự phân công của Ban giám đốc.
8. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
9. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe tại khoa cho người bệnh và người nhà.
10. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng thực hành, sinh viên thực tập theo sự phân công của Ban giám đốc.
11. Tổ chức công tác hành chính, thống kê, báo cáo số liệu, lưu trữ tài liệu hồ sơ theo quy định, thực hiện chế độ, quy chế công tác chuyên môn do Bộ y tế quy định.
12. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
13. Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
14. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
15. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
16. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
17. Ghi cập nhật sổ đăng ký người bệnh vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tử vong.
18. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa; Quản lý thuốc dùng hàng ngày cho người bệnh trong khoa
19. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
20.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
21. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
 III. Cơ cấu nhân lực
 Biên chế của Khoa Truyền Nhiễm  gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA YHCT – PHCN


I. Chức năng:
Khoa Y học cổ truyền – phục hồi chức năng là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế Ninh Phước, có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác phát triển y, dược cổ truyền tại bệnh viện; Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; Triển khai công tác dược cổ truyền của bệnh viện; Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
II. Nhiệm vụ:
1. Khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú;
b) Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với khoa, phòng chức năng để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
c) Đầu mối triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
d) Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
đ) Sử dụng các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng và trang thiết bị y tế của y học hiện đại để khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
e) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
f) Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
g) Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa;
2. Công tác dược:
a) Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nhằm cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Khoa Y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và khoa khác trong bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện.
b) Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện; Hội đồng kiểm nhập dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
c) Thực hiện các quy định về công tác dược bệnh viện.
d) Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, sắc thuốc.
đ) Tổ chức bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về dược.
e) Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.
3. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
a) Tham gia giảng dạy về y, dược cổ truyền.
b) Là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền.
c) Đầu mối của bệnh viện về nghiên cứu kế thừa, ứng dụng y, dược cổ truyền.
d) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thực hiện nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
đ) Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về y học và y, dược cổ truyền.
4. Công tác chỉ đạo tuyến:
a) Khoa Y dược cổ truyền của bệnh viện tuyến trên phối hợp với bệnh viện y, dược cổ truyền cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan chuyển giao kỹ thuật cho cơ sở y tế tuyến dưới về y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
b) Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề đang làm việc theo quy định của pháp luật.
5. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:
a) Chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về y, dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện và cộng đồng.
b) Phối hợp với đơn vị có liên quan giúp cơ sở y tế và đơn vị khác xây dựng vườn thuốc nam mẫu theo danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành.
c) Thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, vô khuẩn chống nhiễm khuẩn trong khoa.
6. Công tác hợp tác quốc tế:
a) Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn y học cổ truyền cho người nước ngoài; tham gia học tập và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về y học và y, dược cổ truyền tại nước ngoài.
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện chương trình dự án về y dược cổ truyền và chương trình dự án có liên quan.
7.  Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
8. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Khoa Y học cổ truyền – phục hồi chức năng gồm có 01 Trưởng khoa01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 04 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA NHI

 

I. Chức năng:
Khoa Nhi là khoa lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế Ninh Phước, có chức năng tiếp nhân bệnh nhân được chuyển đến từ khoa Khám bệnh và khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc để khám và điều trị nội trú cho bệnh nhân dưới 16 tuổi; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật đã được Sở Y tế phê duyệt và các dịch vụ y tế khác theo quy định của Pháp luật.       
  II. Nhiệm vụ
1. Thực hiện tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh do các khoa Khám bệnh, Cấp cứu lưu chuyển đến để chữa bệnh nội trú về chuyên khoa Nhi. Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thủ thuật cấp cứu, điều trị, chăm sóc toàn diện trong phạm vi được phê duyệt. Thực hiện hội chẩn chuyển khoa, chuyển tuyến đúng các quy định của Quy chế bệnh viện và các quy định hiện hành.
2. Thực hiện đào tạo liên tục cho nhân viên trong khoa và nhân viên các Trạm Y tế khi được giao nhiệm vụ để nâng cao năng lực chuyên môn. Thực hiện hướng dẫn  cho sinh viên các trường y gửi về và hướng dẫn thực hành cho người xin thực hành tại đơn vị.
3. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên khoa Nhi. Tham gia với các trạm y tế triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
4. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
5. Thực hiện phối hợp với các khoa, phòng trong công tác phòng bệnh, phòng dịch, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
6. Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang  thiết bị được cấp.
7. Thực hiện quản lý người làm việc tại khoa về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.
8. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
9. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
10. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, công tác hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa.
11. Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa;
12. Thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn.
13.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
14. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
15. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Khoa Nhi  gồm có 01 Trưởng khoa01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 07 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA LIÊN CHUYÊN KHOA LẺ (RĂNG HÀM MẶT – MẮT – TAI MŨI HỌNG)


I. Chức năng:
Khoa Liên chuyên khoa lẻ là một khoa ghép của 03 chuyên khoa: Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế Ninh Phước, có chức năng chính: Khám và Điều trị ngoại trú các bệnh chuyên khoa Mắt - Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt. Hợp tác cùng với các khoa khác tại đơn vị để điều trị các bệnh có liên quan.
          II. Nhiệm vụ
1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa Tai-Mũi- Họng, Mắt , Răng Hàm Mặt.
2. Tổ chức và chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt công tác thăm khám các bệnh về Tai-Mũi- Họng , Mắt, Răng Hàm Mặt. Chăm sóc sau mổ tại khoa.
3. Tham gia thực hiện các kỹ thuật về các bệnh về Tai-Mũi- Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt tại khoa và tại cộng đồng.
4. Tổ chức tốt phẫu thuật các bênh về Tai-Mũi- Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt theo đúng quy chế công tác khoa liên chuyên khoa.
5. Tham gia tuyên truyền các bênh về Tai-Mũi- Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt tại khoa và tại cộng đồng.
6. Tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia công tác đào tạo và hướng dẫn thực hành cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
8. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
 9. Đảm bảo vô khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
10. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
11. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa;
12. Lập dự trù Thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, trang thiết bị định kỳ hàng năm. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. Lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa dụng cụ hỏng.
13.Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị
14. Tham gia Hội đồng khoa học, kỹ thuật của đơn vị
15. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Khoa Liên chuyên khoa lẻ gồm có 01Trưởng khoa01Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa  và 06 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA XÉT NGHIỆM


I. Chức năng:
Khoa xét nghiệm là một trong các khoa cận lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thực hiện các kĩ thuật xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.
II. Nhiệm vụ
1. Tổ chức tốt công tác lấy máu bệnh nhân ngoại trú, nhận mẫu bệnh phẩm và trả kết quả tại khoa lâm sàng nội trú.
2. Tổ chức công tác thường trực xét nghiệm 24/24. (Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm cấp cứu và phòng chống dịch liên tục 24 giờ)
3. Thực hiện các xét nghiệm huyết học, truyền máu, hóa sinh, miễn dịch, vi sinh, đáp ứng theo yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị.
4. Quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động xét nghiệm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm an toàn phòng xét nghiệm và an toàn lao động theo các quy định hiện hành.
6. Thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
7. Kết hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng thu nhận và xử lý các thông tin về chuyên môn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.
8. Lập kế hoạch mua Hóa chất xét nghiệm, VTYT, Trang thiết bị theo định kỳ hàng năm.
8. Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, hóa chất vật tư phục vụ xét nghiệm hiệu quả, tiết kiệm.
9. Tham gia công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
10. Tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp tỉnh.
11. Là cơ sở hướng dẫn thực hành cho học viên có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm.
12. Tham gia đào tạo liên tục về xét nghiệm cho tuyến huyện.
13. Tham gia chỉ đạo chuyên môn cho tuyến dưới.
14. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
15. Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị.
15. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
III. Cơ cấu nhân lực
Biên chế của Khoa Xét nghiệm gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 01 Kỹ thuật y trưởng khoa và 04 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH


I. Chức năng:
Khoa chẩn đoán hình ảnh là một trong các khoa cận lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn các k thuật tạo ảnh y học để chẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị, bằng các thiết bị X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từgóp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán bệnh và điều trị.
II. Nhiệm vụ
1. Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
2. Quản lý, khai thác vận hành máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh đảm bảo an toàn, đúng mục đích sử dụng.
3. Đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên y tế, người bệnh và người dân.
4. Phối hợp với các khoa lâm sàng tổ chức thực hiện các kỹ thuật đặc biệt
5. Quản lý, sử dụng vật tư tiêu hao tiết kiệm, đúng mục đích.
6. Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
7. Tham gia chỉ đạo tuyến theo sự phân công của lãnh đạo bệnh viện.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo bệnh viện giao.
9. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đang được triển khai tại khoa
10. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
11. Thực hiện quy định kỹ thuật bệnh viện về chẩn đoán hình ảnh, duyệt các kết quả chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra lại những trường hợp còn nghi ngờ.
12. Đảm bảo vô khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
13. Lập kế hoạch mua sắm Phim X-quang, VTYT, hóa chất, Trang thiết bị liên quan theo định kỳ hàng năm.
14. Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị; Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật của đơn vị.
15. Lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân viên trong khoa.
16. Kiểm tra việc ghi sổ sách, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; Bảo quản bệnh án, sổ, ấn chỉ và tài liệu trong khoa;
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Khoa Chẩn đoán hình ảnh  gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa, 01 Điều dưỡng trưởng khoa và 07 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

KHOA DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ - VẬT TƯ Y TẾ

I. Chức năng:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế Ninh Phước, có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc  về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Tổng hợp, đề xuất và tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác vật tư, trang thiết bị y tế trong toàn đơn vị.
II.Nhiệm vụ
  A. Về công tác dược
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; hướng dẫn thực hành cho các học viên Đại học,  Cao đẳng và Trung học về dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. Thực hiện công tác kế toán dược.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
15. Cấp phát thuốc theo toa. Thống kê, tổng hợp, báo cáo công tác dược.
B. Về quản lý VTYT, hóa chất, Trang thiết bị:
1. Căn cứ kế hoạch chung của đơn vị; lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong đơn vị, trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất theo kế hoạch được duyệt.
2. Tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước.
3. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản sử dụng theo quyết định của Giám đốc.
4. Tổ chức việc thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất về việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.
5. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.
6. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư – thiết bị y tế trong đơn vị, trình Giám đốc.
7. Hướng dẫn về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị có hiệu quả cho viên chức phụ trách TTB các khoa, phòng, TYT. Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh; kiểm tra việc sử dụng và đảm bảo theo quy định.
8.  Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
9. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.
C. Thực hiện nhiệm vụ khác:
1. Tham gia Hội đồng (tổ) đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước
2. Tham gia Hội đồng Thuốc và Điều trị của đơn vị với vai trò Thường trực Hội đồng.
3. Tham gia Hội đồng Khoa học kỹ thuật của đơn vị.
III. Cơ cấu nhân lực
    Biên chế của Khoa Dược – Trang thiết bị - Vật tư y tế  gồm có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa và 09 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

 

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU CÁC TRẠM Y TẾ XÃ – THỊ TRẤN


I.Chức năng:
1. Trạm Y tế xã, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
2. Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
II. Nhiệm vụ
1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
a) Về y tế dự phòng:
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;
Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;
Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồngphòng chng tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàny tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt độnchuyên môn theo quy định của pháp luật;
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;
Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.
d) Về cung ứng thuốc, Vắc xin, VTYT, hóa chất:
- Lập kế hoạch nhu cầu đề xuất mua thuốc, VTYT, Hóa chất theo định kỳ hàng năm.
Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
đ) Quản lý Trang thiết bị y tế:
- Đề xuất nhu cầu mua sắm Trang thiết bị cần thiết sử dụng tại Trạm YT.
- Đề xuất sửa chữa  trang thiết bị y tế theo quy định.
- Tổ chức tự thực hiện kiểm tra định kỳ về việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.
- Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư – thiết bị y tế cho Khoa Dược-TTB-BTYT theo quy định.
eVề quản lý sức khỏe cộng đồng:
Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;
Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
f) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;
Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:
a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định ca pháp luật;
4. Tham gia kim tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ s, cá nhân cung cấp hànhóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.
5. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiệcác hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triểkhai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
6. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
III. Tổ chức và nhân lực
1. Tổ chức:
a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đm thực hiện các nhiệm vụ ca Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế cụ thể như sau:
- Trạm y tế thị trấn Phước Dân: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 05 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Hữu: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 09 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Hải: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 07 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Sơn: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 06 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Thuận: 01Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 07 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Hữu: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 07 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Hậu: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 08 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã An Hải: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 07 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.
- Trạm y tế xã Phước Vinh: 01 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm và 08 viên chức chuyên môn và hợp đồng lao động do Giám đốc quyết định.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây