TRUNG TÂM Y TẾ NINH PHƯỚC Địa chỉ: Khu phố 6, thị trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận

PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Thứ sáu - 26/07/2024 03:59 126 0
Bệnh bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, Việt Nam ghi nhận 06 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.
Trước tình hình trên, cần tăng cường các biện pháp, phòng chống bệnh Bạch hầu. Mỗi người dân cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh, chủ động phòng chống lây nhiễm cho bản thân, gia đình và xã hội.
1. Triệu chứng của bệnh bạch hầu
- Sốt cao: Bệnh nhân thường sốt cao và mệt mỏi.
- Viêm họng: Họng bị viêm đỏ, sưng đau, có thể xuất hiện màng giả màu trắng xám ở họng, amidan.
- Khó thở: Do màng giả phát triển, gây tắc nghẽn đường thở.
- Sưng hạch cổ: Các hạch bạch huyết ở cổ có thể bị sưng to.
- Da và mắt: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây tổn thương da và mắt.
2. Đường lây truyền
Bệnh bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh, hoặc qua các đồ vật bị nhiễm vi khuẩn.
3. Biện pháp phòng bệnh
- Tiêm phòng: Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc xin phòng các bệnh khác trong mũi tiêm DTP (bạch hầu, ho gà, uốn ván).
  + Lịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
Mũi thứ 1: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) khi trẻ 2 tháng tuổi
 Mũi thứ 2: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib sau mũi thứ nhất 1 tháng
 Mũi thứ 3: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib sau mũi thứ hai 1 tháng
 Mũi thứ 4: Tiêm vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Bên cạnh đó, mọi người dân cũng cần chú ý:
+ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng khi hắt hơi hoặc ho; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
+ Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.
+ Với những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
+ Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch, đồng thời đến bệnh viện điều trị ngay nếu phát hiện những triệu chứng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm và hệ lụy đáng tiếc về sau.
   Phòng bệnh hơn chữa bệnh - hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bạn và cộng đồng.

Tác giả bài viết: Năng Thị Thuỳ Trinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây